Cũng vì việc làm này mà bà Nhiệm được người dân trong vùng gọi là "người phụ nữ chuyên lo chuyện bao đồng". Bà Nhiệm đã gạt đi những lời bàn tán, dò xét, nghi ngờ đầy ác ý để lo nơi an nghỉ cho các thai nhi xấu số.

Nhắc đến mối duyên với những xác thai nhi, bà Nhiệm không thể quên được ngày định mệnh tại một bệnh viện đa khoa huyện. Đó là vào năm 1987, khi đang chăm sóc người thân trong bệnh viện, bà Nhiệm tình cờ gặp một nam thanh niên đưa vợ đi… phá thai.
Bà Nhiệm cho biết: "Sau những lời chia sẻ, động viên và an ủi của tôi, đôi vợ chồng trẻ đó vẫn quyết định bỏ thai để ra nước ngoài làm ăn. Cuộc gặp này khiến tôi luôn bị ám ảnh. Từ ám ảnh đó mà tôi luôn thôi thúc bản thân mình phải tìm một nơi nào đó làm nơi an nghỉ cho các sinh linh vô tội".

Bà Nhiệm kể, khó khăn ban đầu là chính cha mẹ của những sinh linh vô tội đó không hiểu được thế nào là "bảo vệ sự sống" nên họ phản đối những đề nghị của bà.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đó, chính những cha mẹ đó đã chủ động liên hệ nhờ bà Nhiệm mang thai nhi bị bỏ rơi đi chôn cất. "Ban đầu thì chỉ có vài tiểu nên tôi đặt các con ở một góc bên bờ ruộng nhà mình. Thế nhưng, đến năm 2007, khi số lượng xác thai nhi đã tăng dần lên, tôi quyết định dành 6 sào ruộng để làm nơi an nghỉ cho các con", bà Nhiệm cho hay.
Cũng từ đó, 6 sào ruộng của gia đình bà Nhiệm dần trở thành nghĩa trang thai nhi xấu số, có tên gọi là nghĩa trang Đồi Cốc - nơi an nghỉ của những đứa trẻ chưa từng nhìn thấy ánh mặt trời, cũng chưa từng biết đến yêu thương.


Bà Nhiệm cho biết: "Bây giờ, công việc của tôi đã có bạn đồng hành, họ là những nhà thiện nguyện và cả con gái của tôi. Nghĩa trang Đồi Cốc bây giờ có khoảng 180.000 ngôi mộ. Cứ 2 tuần một lần, các nhóm theo Đạo tổ chức chôn cất, rồi lại đến nhóm thiện nguyện không theo Đạo tổ chức ở đây. Nghĩa trang Đồi Cốc không phân biệt tôn giáo, nên ở đây có cả các linh mục, có cả các nhà chùa đến làm công việc tâm linh cho các bé".
Bà Nhiệm kể, sau mỗi ngày thu lượm về, các sinh linh vô tội sẽ được lưu tại một chiếc tủ lạnh. Và cứ mỗi một sinh linh, trước khi chôn cất đều được mang một trang phục mới.
Bây giờ, ngoài việc chăm sóc gia đình thì công việc chính của bà Nhiệm là thắp những nén nhang thơm nồng lên các phần mộ, với ước mong: "Đây là nhà rồi, các con hãy yên nghỉ nhé!".



Tin liên quan
-
Thương cảnh cụ bà 84 tuổi sống đơn thân mò mẫm trong căn nhà cũ nát vì mắt hỏng
-
Hi sinh khi cứu trẻ đuối nước, Trung tá quân đội được đề xuất tôn vinh tấm gương dũng cảm
-
Xí nghiệp xe buýt bàn giao lại hơn 80 triệu đồng cho hành khách bỏ quên trên xe
-
Ca hiến tạng sau khi chết não đầu tiên tại miền Trung - Tây Nguyên cứu sống 2 bệnh nhân
Tin bài khác

Nghìn lẻ một đêm K
07/06/2022| 0
Hỗ trợ, chia sẻ với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối của cuộc đời hẳn là một thử thách cho không...

Gia cảnh cơ cực đến nghẹn lòng của người đàn bà bất hạnh
05/06/2022| 0
Hơn nửa đời người gắng gượng nuôi con trong cảnh nghèo khó, đến tuổi già người đàn bà nghèo sau một...

Mang điều kỳ diệu đến những nụ cười 'khuyết'
31/05/2022| 0
Theo thống kê tại Việt Nam, ước tính cứ 700 trẻ sinh ra thì có 1 trường hợp bị khe hở môi, vòm miệng...

Xót xa vợ chồng nghèo tử nạn khi đi đánh cá mưu sinh, bỏ lại đàn con thơ
28/05/2022| 0
Ngày 28/5, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thông...

Đề nghị tặng Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho 2 thanh niên cứu 6 học sinh đuối nước
26/05/2022| 0
Ngày 26/5, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế đã có tờ trình gửi Ban Bí thư Trung ương Đoàn về...

Những bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh sốt xuất huyết nhiều người chưa biết
24/05/2022| 0
Sốt xuất huyết có triệu chứng khởi đầu thường là sốt cao nên dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt thông...